Người tiểu đường nên uống nước gì? Mách bạn 5 loại nước uống tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường

Người tiểu đường nên uống nước gì?

Người tiểu đường nên uống nước gì Người tiểu đường nên uống nước gì

Ngoài việc tuân thủ chế độ ăn nghiêm ngặt, kiểm soát đồ uống nạp vào cũng góp phần khiến lượng đường trong cơ thể tăng lên hay giảm đi. Sau đây là thông tin về một số thức uống người mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng trong quá trình kiểm soát bệnh.

Các loại trà thảo mộc

Trà thảo mộc tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường Trà thảo mộc tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường

Người tiểu đường nên uống nước gì? Câu trả lời là trà thảo mộc – thức uống luôn nằm trong top các loại nước uống cho bệnh nhân tiểu đường. Vị ngọt ngào tinh tế, thanh thanh sẽ làm thay đổi khẩu vị thức uống thay vì nước lọc thuần túy. Có hàng ngàn loại trà thảo mộc cùng các cách pha khác nhau. Người Việt thường dùng cách hãm trà cùng với nước đun sôi để giữ được hương vị nguyên bản. 

Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho rằng các loại trà thảo mộc có khả năng giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học đến từ Lancashire (Anh) và Bồ Đào Nha hợp thực hiện, cho thấy uống trà quế có tác dụng giảm mức đường huyết cao sau khi ăn. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Diabetes Research chỉ ra rằng trà quế làm giảm đáng kể mức đường huyết sau khi ăn, kéo dài đến 4 giờ.

Hay tại Trung Quốc, từ lâu người ta đã xem giảo cổ lam như thuốc trường sinh, gọi là cây nhân sâm Phương Nam. Giảo cổ lam chứa các hoạt chất có khả năng ổn định đường huyết, tăng tiết insulin, góp phần tăng thải đường ở mô cơ, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, phòng ngừa các biến chứng tim mạch.

Sữa ít béo hoặc tách béo

Người tiểu đường nên uống sữa ít béo hoặc tách béo Người tiểu đường nên uống sữa ít béo hoặc tách béo

Sữa là loại sản phẩm quen thuộc trong giỏ hàng của mọi gia đình. Thói quen uống sữa rất quan trọng đối với sức khỏe. Con người coi sữa như một phần trong chế độ ăn uống vì nó là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời. Nhưng trong sữa chứa rất nhiều chất béo và tinh bột – yếu tố gây rủi ro cho những người mắc bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, sữa ít béo và tách béo là sự lựa chọn phù hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường, đương nhiên là với liều lượng hợp lý. 

Nếu bệnh nhân sử dụng sữa ít béo hoặc tách béo một cách thông minh, loại thực phẩm này không những không làm tăng đường huyết mà còn mang lại nhiều lợi ích khách như:

  • Hỗ trợ kiểm soát đường huyết
  • Bổ sung các dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng chống lại nhiều loại bệnh.
  • Cung cấp lượng Canxi cho xương chắc khỏe, nhất là với trẻ em đang trong độ tuổi phát triển và người cao tuổi đứng trước nguy cơ loãng xương.
  • Ổn định mức đường huyết, bảo vệ người bị tiểu đường khỏi nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.
  • Hạn chế mệt mỏi, căng thẳng

Theo thống kê của Nutricare, trung bình mỗi ngày bệnh nhân tiểu đường có thể uống 2 – 3 ly sữa (180ml). Bệnh nhân có thể kiểm tra lượng đường huyết và điều chỉnh lượng sữa phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ. 

Dưới đây là gợi ý một số loại sữa dành cho bệnh nhân tiểu đường được Kangen.vn thống kê cùng các chỉ số liên quan như sau:

 Lượng Calo (kcal)Chất béo (g)Carbohydrate (g)Chất xơ (g)Protein (g)Canxi (mg)
Sữa đậu nành không đường1494.014.0117300
Sữa hạnh nhân không đường392.881.520.5 – 11.55516
Sữa hạt lanh không đường242.51.021.51.5300
Sữa óc chó không đường16.71.460.83831.10.4187.5
Sữa bột chuyên biệt Glucare Gold43743717.4534.5620490490

Nước ép rau củ quả ít đường

Người tiểu đường nên uống nước ép rau củ quả Người tiểu đường nên uống nước ép rau củ quả

Nước ép hoa rau củ quả ít đường là đồ uống luôn nằm trong danh sách ưu tiên của những tín đồ theo đuổi phong cách sống “healthy and balanced” (khỏe và cân bằng) đang rất thịnh hành trong những năm gần đây. Đây cũng là loại nước uống cho bệnh nhân bị tiểu đường bởi những công dụng tuyệt vời của nó. Trong nước ép rau củ chứa các thành phần giúp làm giảm lượng đường trong máu, người bệnh nên uống từ 1 – 2 lần/ngày sẽ hỗ trợ hạn chế được các nguy cơ biến chứng tiểu đường.

Tuy nhiên, nước ép rau củ mà Kangen.vn đề cập là loại nước ép nguyên chất đến từ các loại rau củ ít đường và không thêm đường. Điều này khác hoàn toàn so với các loại nước ép đóng chai hoặc bày bán nhanh tại hàng quán. Vậy người bị  tiểu đường nên uống nước ép gì? Một số loại nước ép tốt cho người mắc bệnh tiểu đường có thể kể đến như: nước ép cà rốt, táo xanh, tỏi tây, lá xoài non, củ cải, bưởi, cỏ lúa mì… Mặc dù những loại rau củ quả này cung cấp lượng vitamin và dưỡng chất lớn nhưng người bệnh tiểu đường không được tùy ý lạm dụng loại đồ uống này.

Kombucha

Kombucha là thức uống rất tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường Kombucha là thức uống rất tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường

Trung Quốc là quê hương của nhiều loại thức uống nổi tiếng, trong đó có một loại trà được nhắc đến trong danh sách nước uống dành cho người bị tiểu đường, đó chính là Kombucha. Kombucha được gọi là nấm thủy sinh, nấm trường sinh hay thủy hồng sâm, là một loại trà đến từ Mãn Châu, Trung Quốc. Kombucha được tạo nên khá đặc biệt với thành phần chính gồm trà, con giống Scoby và đường. Scoby được mô tả là sản phẩm cộng sinh của vi khuẩn và nấm men. Quá trình lên men này sẽ phá vỡ cấu tạo của chuỗi carbohydrate trong đường, giải phóng các vi khuẩn và nấm men rất tốt cho hệ tiêu hóa. Cách làm đặc biệt này tạo nên một loại thức uống chứa hàm lượng vitamin, enzyme và axit cao, tốt cho sức khỏe cả cho người bị tiểu đường và những người khỏe mạnh.

Trà Kombucha có tác dụng cải thiện một số triệu chứng ở người bệnh tiểu đường type 2. Các hoạt chất trong trà sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate, đồng thời giúp giảm lượng đường trong máu, cải thiện chức năng gan và thận. 

Đặc biệt, nếu nuôi Kombucha trong trà xanh, nó sẽ có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu giống như trà xanh. Những người uống Kombucha lên men trong trà xanh sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đi 18%.

Nước Kangen

=Người tiểu đường nên uống nước Kangen Người tiểu đường nên uống nước Kangen

Có thể nhiều bạn đọc sẽ thắc mắc tại sao nước Kangen lại được đề cập trong danh sách trả lời cho câu hỏi người bị tiểu đường nên uống nước gì? Hãy cùng Kangen.vn giải đáp thắc mắc này ngay sau đây:

Cho đến nay, hàng nghìn bệnh nhân với hy vọng cải thiện và chữa hỏi bệnh tiểu đường đã tham gia các nghiên cứu trên khắp thế giới. Kết quả cho thấy, nước kiềm hay nước Kangen có thể mang đến nhiều lợi ích cho người bị tiểu đường. 

Năm 2001, tạp chí Y học Dự phòng Thượng Hải đã công bố nghiên cứu ảnh hưởng của nước Kangen đối với huyết áp và đường huyết. Sau khi uống nước kiềm trong vòng 3 – 6 tháng, những người tham gia nghiên cứu cảm thấy huyết áp và đường huyết đều giảm. Dựa trên những phát hiện này, các nhà nghiên cứu đã gợi ý rằng nước Kangen hoàn toàn có thể sử dụng như một phương pháp điều trị tăng huyết áp và tiểu đường.

Nước ion kiềm giàu tính kiềm tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả Nước ion kiềm giàu tính kiềm tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Một nghiên cứu khác tại Hàn Quốc cho thấy bệnh nhân tiểu đường dùng nước kiềm có cơ hội lớn hơn về phục hồi và ổn định lượng đường trong máu. Theo nghiên cứu này, bệnh nhân tiểu đường được phân thành hai nhóm: nhóm tiêm insulin thường xuyên và nhóm dùng nước ion hóa kiềm. Kết quả được nghiên cứu và được giải thích trong cuốn sách “Water of life” của bác sỹ Won H. Kim. Ông đã đưa ra những giải thích và kết luận: những bệnh nhân sau khi được điều trị bằng nước ion kiềm có lượng đường trong máu ổn định hơn nhóm còn lại. Và nhóm được chích insulin thường xuyên không bao giờ đạt mức độ ổn định đó.

Chính vì vậy, đây là lý do mà Kangen.vn đưa nước Kangen vào danh sách nước uống cho bệnh nhân bị tiểu đường. Dòng nước Kangen là một trong những loại nước ion kiềm được xử lí bằng máy lọc nước Kangen của tập đoàn Enagic. Công nghệ điện phân tiên tiến giúp phân tách các phân tử nước thành ion H+ và OH- với kích thước nhỏ, dễ dàng thẩm thấu vào tế bào bào và gia tăng khả năng loại trừ các gốc tự do trong cơ thể. Không dừng lại ở đó, công nghệ điện phân giúp nước Kangen còn giữ lại nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như Canxi, Natri, Kali, Photpho … Sử dụng dòng nước Kangen tươi mát  mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả ổn định sức khỏe không chỉ riêng bệnh nhân tiểu đường mà còn với tất cả mọi người.

Những loại nước mà bệnh nhân tiểu đường nên tránh

Bên cạnh những thông tin giải đáp thắc mắc người bị tiểu đường nên uống nước gì, danh sách một số loại nước mà bệnh nhân tiểu đường nên tránh cũng rất đáng để quan tâm. Hãy nhanh chóng thêm những đồ uống được đề cập ngay sau đây vào “danh sách hạn chế” để phòng và điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả hơn nhé!

Nước soda (nước ngọt có ga)

Bệnh nhân tiểu đường không nên uống nước Soda Bệnh nhân tiểu đường không nên uống nước Soda

Nước soda là “đồng minh” hàng đầu của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do trong nước ngọt có ga, thành phần tạo hương vị chứa một lượng đường fructose lớn và chỉ được chuyển hóa ở gan. Trung bình, một lon soda có thể chứa đến 40g carbohydrate và 150 Kcal. Với mức năng lượng và carbohydrate cao, loại nước uống này không chỉ làm đường huyết tăng vọt mà còn gây ra tình trạng kháng insulin liên quan mật thiết đến bệnh tiểu đường Type 2. Điều này ảnh hưởng đến cả những người bị tiểu đường và những người khỏe mạnh. 

Thức uống này sau khi đi vào cơ thể sẽ tác động lên nhiều cơ quan trong 60 phút. Trước tiên, khoảng 35g đường được nạp vào cơ thể gây ra cảm giác say nhưng một loại hương liệu tên axit photphoric sẽ ngăn cản được cảm giác này. Ở phút thứ 20, lượng fructose lớn sẽ khiến hoạt động chuyển hóa ở gan quá công suất. Vấn đề này gây tổn hại lớn ở gan và bắt đầu chuyển hóa đường thành chất béo có hại cho cơ thể. 40 phút sau khi uống, cơ thể đã hấp thụ một lượng Cafein, đồng tử bắt đầu giãn nở, huyết áp tăng mạnh vì gan phải hoạt động rất nhanh để chuyển hóa đường.

Do đó, hệ thần kinh bị ức chế và làm cơ thể không có cảm giác buồn ngủ. 45 phút sau, cơ thể bắt đầu sản xuất dopamine kích thích thần kinh tạo ra cảm giác hưng phấn. Tác dụng này của Cafein tương tự như Heroin gây nghiện. Sau 60 phút, axit photphoric bắt đầu liên kết với Canxi, Magie và Kẽm ở ruột làm tăng trao đổi chất. Điều này làm đẩy khoáng chất ra khỏi cơ thể, gây suy nhược và xương yếu hơn. Sau đó, lượng Cafein kích thích buồn tiểu khiến người uống bị thiếu hụt natri, chất điện giải và nước. Cuối cùng, cơ thể rơi vào tình trạng ủ rũ, mệt mỏi do mất nước.

Vậy tại sao không từ bỏ nước soda ngay từ giờ, thay vào đó, hãy uống nước trái cây nguyên chất (không thêm đường hoặc các chất phụ gia phẩm màu khác) hoặc uống trà thảo mộc.

Cafe

Người tiểu đường không nên uống cafe Người tiểu đường không nên uống cafe

Cũng giống như nước soda, cafe có tác động tiêu cực đối với bệnh nhân tiểu đường. Tác động đầu tiên có thể kể đến là cafe gây mất ngủ, rối loạn thần kinh, nhịp tim tăng mạnh bất thường. Bên cạnh đó, cafe có tính kháng insulin, giải phóng adrenalin – một chất gián tiếp gây tăng đường huyết, đồng thời gây ra triệu chứng run tay, hồi hộp. Thêm vào đó, cafe có thể khiến huyết áp tăng cao tạm thời trong 3 đến 4 tiếng vì tĩnh mạch co thắt và tim bơm máu khó khăn hơn.

Trong trường hợp bệnh nhân tiểu đường vẫn muốn sử dụng cafe thì cần hiểu rõ về các tác dụng phụ và chú ý đến các lưu ý sau đây:

Thứ nhất, nếu bị tiểu đường type 2 muốn uống cafe thì phải lọc bỏ hết cafein và khi pha không được thêm sữa hoặc đường.

Thứ hai, nếu người bệnh bị mất ngủ thì hạn chế cafe vì cafein sẽ làm người bệnh mệt mỏi và dễ mất ngủ hơn.

Thứ ba, người bị tiểu đường có các bệnh lý liên quan đến thần kinh và tim mạch cũng nên hạn chế cafe vì chất kích thích trong cafe gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch.

Thứ tư, người tiểu đường huyết áp cao không nên dùng cafe.

Thứ năm, những bệnh nhân tiểu đường đã được kiểm soát thì có thể uống 1-2 lần/ngày, còn những người có lượng đường khó kiểm soát thì tốt nhất không nên dùng cafe.

Đồ uống có cồn

Người tiểu đường không nên sử dụng đồ uống có cồn Người tiểu đường không nên sử dụng đồ uống có cồn

Những đồ uống có cồn như rượu, bia được phân thành nhóm thuốc an thần vì chúng có thể gây suy yếu hệ thống thần kinh trung ương của người sử dụng. Sau một thời gian dài sử dụng rượu, hầu hết bệnh nhân đều mắc các triệu chứng không tốt cho cơ thể. Khi các chất chứa cồn đi vào trong cơ thể, hầu hết các cơ quan đều bị ảnh hưởng và đặc biệt, sau khi tiêu thụ, nó được hấp thụ nhanh chóng bởi dạ dày và ruột non và đi vào máu. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đồ uống có cồn có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường huyết và quá trình điều trị bệnh:

  • Uống rượu bia hay đồ uống có cồn nói chung có thể gây hạ đường huyết đến mức nguy hiểm, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1.
  • Đồ uống chứa cồn gây cản trở khả năng làm việc của gan. Chức năng chính của gan là dự trữ Glycogen. Khi sử dụng rượu bia, gan sẽ phải làm việc để loại bỏ rượu ra khỏi máu thay vì làm việc điều chỉnh lượng đường trong máu.
  • Bia và rượu vang ngọt chứa nhiều carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu.
  • Đồ uống có cồn kích thích sự thèm ăn, gây tăng cân và tăng lượng đường trong máu.
  • Tiêu thụ rượu quá mức gây giảm hiệu quả tổng thể của insulin và gây phản ứng với các loại thuốc điều trị tiểu đường. Tồi tệ hơn là khi kết hợp rượu bia với một số loại thuốc hạ đường huyết sẽ gây ra tụt đường huyết nghiêm trọng hoặc sốc insulin. Đây là tình trạng cấp cứu khẩn cấp.
  • Uống nhiều rượu bia hay đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường. 

Nhìn chung, uống rượu bia không phải là thói quen tốt kể cả với người bình thường. Hạn chế đồ uống có cồn nói chung hay bia rượu nói riêng là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *